05.06.2017

Roi vọt và học thuộc lòng - Tôi thấy trường học ở Việt Nam như vậy

Roi vọt và học thuộc lòng -
Tôi thấy trường học ở Việt Nam như vậy

Bài viết của một anh sinh viên Đức, từng qua Việt Nam dạy tiếng Anh, về những kinh nghiệm của anh tại VN. Tên anh ta là Jens, không biết họ anh là gì. Bài của Jens được đăng trong báo HANDELSBLATT ngày thứ sáu 02.07.2017. Anh Jens sống nhiều tháng ở VN và giao thiệp hàng ngày với người Việt nên có cái nhìn phê phán về Việt Nam dưới chế độ độc đảng CS khác hẳn du khách qua VN hai, ba tuần chỉ biết phiến diện về VN.

Hình 1: Jens với các học trò của anh. Giáo viên chủ nhiệm cũng ngồi trong lớp, ông ấy cũng có cây roi (ảnh riêng; dựng hình: Prisma)

Ðấu tranh giai cấp: Jens học về quản trị và làm việc ở Việt Nam. Ðời sống hằng ngày trong Xã hội chủ nghĩa làm anh nhớ đến các chuyện thủa học trò của Ông Bà anh.


Ðang trong giờ học cửa lớp mở toang ra và các học trò của tôi đều đứng bật dậy. Thầy giám thị bước vào lớp. Ông đi qua các dãy bàn mà không thốt một lời nào. Mấy đứa trẻ đều để tay lên bàn. Móng tay nào bẩn hoặc áo quần đồng phục không chỉnh tề vị giám thị rút roi ra - và đánh lên tay hay đánh vào mông của đứa trẻ. Ở trường tôi dạy thì cách giáo dục như vậy là thường nhật. Tôi dạy Anh ngữ ở Việt Nam.

„Ông nói tiếng Anh giỏi và có phong cách tử tế - vậy là đủ“

Thực ra tôi học về quản trị xí nghiệp ở một đại học Áo. Chỗ làm giáo sư Anh văn tôi nhận được qua một mạng lưới sinh viên. Bây giờ tôi có đến 25 giờ dạy trong tuần tại một trường công lập ở Thành phố HCM, là giáo sư lớp 6 cho tới lớp 9. 

Hình 2: Quang cảnh sân trường: Sáng và chiều học sinh tập hợp điểm danh .

Cuộc phiêu lưu Việt Nam của tôi bắt đầu cách đây 7 tháng. Vừa đến Việt Nam 3 ngày tôi đã phải phụ trách giờ dạy đầu tiên. Bản thân là một sinh viên Ðức học kinh tế không có chút kinh nghiệm gi với học trò. Tôi hỏi có một khóa học chuẩn bị hoặc ít nhất một thời gian quan sát và làm quen cách thức dạy với một thầy giáo khác. Câu trả lời: Ðể làm công việc dạy dỗ chỉ cần nói giỏi Anh ngử và tử tế với học sinh là đủ.

Và vào một buổi sáng, chưa quen với giờ địa phương vì lệch múi giờ jetlag, tôi bước đến một ngôi nhà cổ rộng thênh thang. Các bảng chỉ dẫn đều bằng tiếng Việt. Kiếm mãi một lúc tôi mới gặp một người nói bập bẹ tiếng Anh, dẫn đến lớp học của tôi. Nơi đó 46 học sinh lớp 8 đang trông đợi và ngồi theo 2 dãy bàn. Tôi đứng trên một bục nhỏ trước tấm bảng, phía trên của tấm bảng có treo một tấm hình của Bác Hồ, như mọi người ở đây gọi nhà cách mạng HCM như vậy.

Trẻ con thuộc lòng tất cả từng trận đánh trong các cuộc chiến vừa qua…

Các học sinh chào đón tôi như một ca sĩ siêu, bởi vì ở nhiều nơi trong thành phố, người nước ngoài vẫn còn hiếm. Áo sơ mi của tôi ước đẫm mồ hôi vì cái nóng miền nhiệt đới. Quạt máy cũng không có chứ đừng nói chi đến máy lạnh.

Ai mặc áo không bỏ vô quần sẽ bị vị giám thị lấy roi đánh vào mông.  
Hệ thống giáo dục ở VN nhắc tôi nhớ đến những gì mà Ông Bà tôi đã từng kể lại cho tôi nghe về các trường học Ðức cách đây 50 năm. Lớp học thì đầy nghẹt học sinh. Kỷ lục của tôi là một lớp 6 với 56 học sinh. Tất cả đều mặc đồng phục – tư tưởng Xã hội chủ nghĩa đòi hỏi như vậy. Thầy giáo đi dạy phải mặc bộ com lê rất nghiêm, các cô giáo mặc áo dài cổ truyền.

Mỗi học sinh lớp 6 thuộc nằm lòng từng trận đánh với ngày tháng trong các cuộc chiến vừa qua. Lý do nào đưa đến chiến tranh thì không học sinh nào biết. Trong giờ Anh văn của tôi cũng có mặt giáo viên chủ nhiệm, ông ấy cũng có một cây roi. Nếu vị giáo viên này bỏ ra ngoài thì không còn dạy gì được nữa. Bởi vì, các em học trò không có hứng thú học Anh ngữ. Các em có thể dùng các điều đã học thuộc lòng và làm các bài tập đúng hết, nhưng khi tôi hỏi đến cách sử dụng thực tế các điều đã học hoặc các câu hỏi để trống thì không có em nào trả lời được.

…nhưng các em không trả lời được các câu hỏi.    

Nếu lớp học ồn quá thì vị giám thị gõ roi lên bàn. Ðôi khi ông ấy đi đến từng đứa học sinh và la rầy. Nếu một học sinh vẫn còn làm ồn, cậu sẽ bị đánh vào tay. Nếu biện pháp này vẫn chưa hiệu quả thì có khi ông thầy nhéo tai cậu học trò, lôi ra trước cả lớp trong tiếng cười vang dội của cả lớp 

Hình 3: Trong giờ chơi: Ðất nước này cũng phải cởi mở về ý thức hệ.

Vào lúc 7 giờ sáng và 5 giờ chiều tất cả các học sinh phải tập họp điểm danh trong sân trưòng. Một giáo viên nắm dùi đánh vào một cái chuông lớn. Sau đó 2000 học sinh và thanh thiếu niên đứng xếp hàng ngay thẳng. Một thầy giáo cầm loa phóng thanh gọi tên các lớp, lúc đó học trò mới được vào lớp, hoặc vào buổi chiều -  được đi về nhà. Trẻ nào mặc áo không bỏ vô quần sẽ bị thày giám thị lấy roi quật vào mông.

Sau nửa năm làm giáo viên ở VN tôi kết luận rằng: Hệ thống giáo dục dựa theo Xã hội chủ nghĩa không thể nào đáp ứng kịp với sự phát triển kinh tế của nước này. Những tòa nhà trọc trời và các khu chợ thương mại mọc lên khắp nơi. Các nhà kinh doanh nước ngoài đầu tư ngày càng nhiều vào VN. Tuy nhiên, để bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững, nước này cũng phải cởi mở hơn về mặt ý thức hệ. Bởi vì một quốc gia đang trên đường kỹ nghệ hóa không cần những con người máy, suy nghĩ theo mô thức đã học thuộc lòng. Nhưng cần những người dân hiểu biết và có nếp nghĩ biết phê phán.

Tác giả là sinh viên ngành Quản trị tại một đại học ở Áo quốc. Việc làm giáo sư Anh văn là do ông được một Mạng lưới sinh viên giới thiệu.

Tâm Việt chuyển dịch




Stockschläge und Auswendiglernen – So erlebe ich Schule in Vietnam

Jens mit seinen Schülern: Der Klassenlehrer sitzt mit drin, auch er hat einen Stock. (Foto: Privat; Montage: Prisma)

Klassen-Kampf: Jens studiert Management und jobbt als Lehrer in Vietnam. Der Alltag im Sozialismus erinnert ihn an die Schulgeschichten seiner Großeltern.

Mitten im Unterreicht geht die Tür auf und meine Schüler springen auf. Ein Aufsichtslehrer kommt in die Klasse. Wortlos schreitet er durch die Reihen. Die Kinder legen ihre Hände auf den Tisch. Sind die Fingernägel schmutzig oder sitzt die Schuluniform nicht richtig, zückt der Aufsichtslehrer seinen Stock – und schlägt dem Kind auf die Hand oder auf den Hintern. In meiner Schule ist diese Form der Erziehung Alltag. Ich unterrichte Englisch in Vietnam.

„Du sprichst gut Englisch und bist freundlich – das reicht.“

Eigentlich studiere ich Management an einer Universität in Österreich. Den Job als Englischlehrer bekam ich über ein Studenten-Netzwerk. Nun arbeite ich bis zu 25 Stunden in der Woche an einer öffentlichen Schule in Ho-Chi-Minh-Stadt als Lehrer für die 6. bis 9. Klasse.

Blick in den Schulhof: Morgens und abends versammeln sich alle zum Appell. (Foto: Privat; Montage: Prisma)

Mein Vietnam-Abenteuer beginnt vor sieben Monaten. Ich bin gerade drei Tage im Land, da soll ich schon die erste Unterrichtsstunde halten. Als deutscher Wirtschaftsstudent ohne jegliche Erfahrung mit Schülern. Ich frage nach einem Vorbereitungskurs oder wenigstens einer kurzen Hospitanz bei einem anderen Lehrer. Antwort: Zum Unterrichten reiche es, gut Englisch zu sprechen und freundlich zu den Kindern zu sein.

Und so komme ich, noch immer vom Jetlag geplagt, eines Morgens in dem riesigen alten Gebäude an. Schilder gibt es nur auf Vietnamesisch. Erst nach einiger Suche finde ich jemanden, der mich in gebrochenem Englisch zu meinem Klassenraum führt. Dort sitzen 46 erwartungsvolle Schüler der 8. Klasse in Zweierreihen. Ich stelle mich auf ein kleines Podium vor der Tafel, über der wie in jedem anderen Klassenzimmer in Vietnam ein Portrait von Onkel Ho hängt, wie der vietnamesische Revolutionär Ho Chi Minh hier genannt wird.

Die Kinder kennen jede Schlacht vergangener Kriege …

Die Kinder begrüßen mich wie einen Popstar, denn in vielen Teilen der Stadt sind Ausländer noch immer eine Rarität. Mein Hemd ist nass geschwitzt von der tropischen Hitze. Ventilatoren, geschweige denn Klimaanlagen, gibt es nicht.

Wer das Hemd nicht in der Hose trägt, dem schlägt der Aufsichtslehrer mit seinem Stock auf den Hintern.

Das Schulsystem in Vietnam erinnert mich an das, was meine Großeltern mir einst über deutsche Schulen vor 50 Jahren erzählten. Die Zimmer sind buchstäblich vollgepackt. Mein persönlicher Rekord liegt bei 56 Schülern einer 6. Klasse. Alle tragen Schuluniformen – so will es der sozialistische Einheitsgedanke. Die Lehrer kommen in strengen Anzügen, Lehrerinnen tragen traditionelle „Áo dài“ Kleider.

Jeder Sechstklässler hier kann jede einzelne Schlacht vergangener Kriege mit Datum wiedergeben. Wie es zu diesen Kriegen kam, weiß allerdings keiner. In meiner Englisch-Stunde sitzt der Klassenlehrer mit drin, auch er hat einen Stock. Ginge er raus, wäre kein Unterricht mehr möglich. Denn die Kinder haben keine Lust auf Englisch. Sie können zwar auswendig gelernte Muster anwenden und Arbeitsblätter fehlerfrei ausfüllen, aber wenn ich nach deren praktischer Anwendung frage oder offene Fragen stelle, dann hat kaum einer eine Antwort parat.

… aber auf Fragen können sie nicht antworten.

Wenn es zu laut wird, schlägt der Klassenlehrer mit dem Stock auf die Tische. Manchmal geht er zu einzelnen hin und schimpft. Wenn ein Schüler dann immer noch laut ist, gibt es einen Schlag auf die Hand. Hilft auch das nicht, packt der Lehrer schon mal einen Jungen am Ohr und zerrt ihn vor die Klasse, die dann in Gelächter ausbricht.

Schüler in der Pause: Das Land müsste sich auch ideologisch öffnen. (Foto: Privat; Montage: Prisma)

Morgens um sieben und abends um 17 Uhr versammeln sich alle Schüler auf dem Hof zu einem Apell. Ein Lehrer schlägt mit einem Klöppel auf einen riesigen Gong. Daraufhin stellen sich die 2000 Kinder und Jugendliche in Reihen auf. Dann greift der Lehrer zum Mikrofon, und ruft die Klassen auf, die erst daraufhin zum Unterricht oder – am Abend – nach Hause gehen dürfen. Wer das Hemd nicht in der Hose trägt, dem schlägt der Aufsichtslehrer mit seinem Stock auf den Hintern.

Mein Fazit nach einem halben Jahr als Lehrer in Vietnam: Das vom Sozialismus beherrschte Schulsystem kann in keiner Weise mit der wirtschaftlichen Entwicklung des Landes mithalten. Neue Wolkenkratzer und Shoppingmalls schießen aus dem Boden. Geschäftsleute aus dem Ausland investieren immer mehr in Vietnam. Doch um dieses Wachstum nachhaltig zu sichern, müsste sich das Land auch ideologisch öffnen. Denn ein Land auf dem Weg zur Industrienation braucht keine menschlichen Roboter, die in auswendig gelernten Mustern denken. Sondern mündige und kritisch denkende Bürger.

Der Autor: Jens studiert Management an einer Universität in Österreich. Den Job als Englischlehrer bekam er über ein Studenten-Netzwerk.